Những triệu chứng tưởng chừng nhẹ nhàng mà bạn thường bỏ qua có thể là dấu hiệu của bệnh trầm cảm đó!
Cuộc sống hàng ngày càng trở nên bận rộn, con người có quá nhiều vấn đề phải lo lắng hàng ngày “ép” não bộ liên tục vận động. Tuy nhiên, nếu bạn quên cho não nghỉ ngơi, lâu dần sẽ gây áp lực lên não, là nguyên nhân gây ra bệnh. Có thể nói điển hình nhất là cơ thể sẽ biến dạng và “xuống cấp”, tinh thần thường xuyên gặp căng thẳng, lo lắng, nguy hiểm có thể dẫn đến trầm cảm. Để giảm thiểu nguy cơ này, chúng muốn chia sẻ đến bạn những dấu hiệu ban đầu của bệnh trầm cảm giúp bạn sớm phát hiện để phòng tránh bệnh trầm cảm.
Bệnh trầm cảm phổ biến đến mức 80% dân số thế giới bị trầm cảm vào một thời điểm nào đó trong đời và nguy cơ mắc bệnh trầm cảm suốt đời là 15% đến 25%. Nó có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, và nó phổ biến ở phụ nữ hơn nam giới. Hội chứng có tỷ lệ cao ở những người ly thân, ly hôn và thất nghiệp.
Trầm cảm là một căn bệnh cần được quan tâm và điều trị. Ở những bệnh nhân trầm cảm nhẹ, bệnh nhân vẫn có thể không cần dùng thuốc và tình trạng không quá nguy hiểm. Nhưng điều quan trọng nhất là người bệnh cần sự giúp đỡ của gia đình, người thân và bác sĩ để khắc phục tình trạng này, bởi nếu không được điều trị kịp thời, bệnh trầm cảm sẽ ngày càng nghiêm trọng.
Mục lục
Tình trạng tim đập nhanh
Nhịp tim nhanh thường xảy ra khi vận động mạnh. Nhưng trong một số trường hợp khác, tim vẫn có dấu hiệu “chạy đua” khiến cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi và căng thẳng. Theo nhà cung cấp thông tin sức khỏe WebMD, bạn có thể bị tim đập nhanh ngay cả khi không di chuyển, đây được coi là biểu hiện của sự lo lắng, nếu nó xảy ra thường xuyên thì bạn có khả năng phải đối mặt với tình trạng căng thẳng mãn tính. Điều này là do khi bị căng thẳng, não của bạn tiết ra hormone khiến bạn sợ hãi, khiến tim đập nhanh hơn, đây cũng là một trong những dấu hiệu của bệnh trầm cảm.
>>> Tham khảo thêm các bài viết về bí quyết khỏe đẹp
Tay tiết mồ hôi
Khi bạn hồi hộp, cơ thể sẽ để lại những dấu hiệu. Tương tự như tim, khi nồng độ những hormone gây lo lắng tăng cao sẽ làm tay tiết mồ hôi. Để giảm tình trạng căng thẳng, bạn có thể thử hít thở sâu khoảng 5 lần để cung cấp đủ ôxy đến não, sau đó dùng khăn giấy lau phần mồ hôi trên tay.
Dạ dày khó chịu
Trong tình trạng bạn lo lắng, hồi hộp; các bộ phận trong cơ thể sẽ không hoạt động tối ưu như bình thường; đặc biệt là bộ phận tiêu hóa. Thức ăn bạn hấp thụ không chuyển hóa tốt; quá trình co bóp của dạ dày bị gián đoạn làm phát sinh những triệu chứng như quặn bụng, khó tiêu, đau dạ dày, nghiêm trọng hơn sẽ biến thành hội chứng ruột kích thích.
Thường xuyên đau đầu
Bạn phải đối mặt với những cơn đau đầu khiến cơ thể lẫn tinh thần đều rất mệt mỏi. Hội chứng đau đầu mãn tính có thể xuất phát từ tình trạng áp lực kéo dài. Để giải quyết vấn đề này, thay vì lạm dụng thuốc giảm đau; bạn có thử giảm căng thẳng bằng những bài tập vận động nhẹ.
Cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi
Các nhà khoa học đã chứng minh rằng tâm trí và cơ thể luôn có những phản ứng liên kết. Vậy nên khi tâm trí bạn bị choáng ngợp với những căng thẳng hàng ngày; cũng làm cho cơ thể chịu không ít áp lực. Hậu quả của vấn đề đó là cơ thể sẽ luôn trong tình trạng mệt mỏi, thiếu năng lượng. Để ngăn ngừa sự tiếp diễn này, hãy tập cho mình những thói quen giúp giải tỏa căng thẳng giúp thoải mái cả suy nghĩ lần tinh thần tránh xa những dấu hiệu bệnh trầm cảm.
Không thể tập trung
Theo các nghiên cứu, lo lắng và trầm cảm thường có thể khiến bạn cảm thấy bối rối; hoặc thậm chí muốn tách biệt khỏi xã hội. Khoảng thời gian đó; bạn chỉ muốn có một không gian riêng để tập trung giải quyết các vấn đề của mình. Nhưng khoa học đã chứng minh; nếu bạn suy nghĩ trong tình trạng căng thẳng sẽ hạn chế khả năng tư duy; vì cơ bản não bộ đã không thể tập trung.
Triệu chứng mất ngủ
Không gian tĩnh lặng trước khi ngủ tạo điều kiện cho bạn đắm chìm vào suy tư; và các luồng suy nghĩ sẽ dồn dập kéo tới khiến bạn không ngủ được. Lâu dần, cơ thể phải “đương đầu” với mệt mỏi vì thiếu ngủ; dẫn đến khả năng xử lí các công việc bị giảm sút. Vì thế, mất ngủ lầ một trong những dấu hiệu bệnh trầm cảm sơ khởi mà bạn nên lưu ý.
Vì vậy, hãy luôn cẩn thận đừng để cho cơ thể của mình rơi vào những tình trạng trên do trang JFF cung cấp. Nếu bạn có những dấu hiệu trên thì hãy đến ngay với bác sĩ tâm lý để điểu trị kịp thời tránh dẫn tới hậu quả khôn lường nhé.
Nguồn: elle.vn